Người uống rượu bia sống lâu hơn người không uống.

Besucherzähler Trở về trang chủ    http://www.x-stat.detrantrtzairjso1

Một nghiên cứu khoa học ở trường Đại học Texas (Mỹ) cho thấy người uốngrượu bia thường xuyên ít nguy cơ chết sớm hơn người kiêng khemNhà tâm học Charlen Holahan, người đứng đầu nhóm nghiên cứu này cho biết, nguy cơ chết sớm cao nhất là những người cả đời không uống ngụm rượu bia nào.Sau đó là những người uống quá nhiều  và cuối cùng ai uống điều độ sẽ sống lâu nhất. Theo nhà  tâm học Charlen Holahan, nghiên cứu được thực hiện với nhiều đối tượng từ  55 đến 65 tuổi, ở các ngành nghề, tình trạng kinh doanh khác nhau , kéo dài suốt 20 năm. Ảnh minh họa: ST Trong số 1.824 người tham gia nghiên cứu, chỉ có 41% người uống rượu điều độ chết sớm, trong khi con số đối với những người không bao giờ uống là 69%. Thậm chí những người nghiện rượu còn ít có nguy cơ hơn, khi chỉ có 60% trong số họ chết sớm. Nghiên cứu cũng tính cả những ca tử vong do xơ gan, ung thư gan hay tai nạn do say xỉn. Tuy nhiên, kể cả vậy, thì số người uống rượu bia chết sớm vẫn ít hơn",    Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Texas, rượu là chất xúc tác xã hội tuyệt vời, tạo ra những liên kết xã hội mạnh mẽ, từ đó nâng cao đời sống tinh thần và thể chất cho người uống. Ngoài ra, một số loại rượu như vang đỏ có khả năng lưu thông máu, kích thích hoạt động của tim rất tốt cho sức khỏe nếu uống vừa phải. Trong khi đó, những người không bao giờ uống được rượu sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, suy giảm sức khỏe vì cô độc. P.V Theo VTC News

Was aber ist dann mit den vielfach zitierten gesundheitsfördernden Wirkungen von Alkohol? Dass es sie gibt, darauf deuten die Ergebnisse aus medizinischen Studien hin. Demnach entwickeln Personen mit mäßigem Alkoholkonsum seltener Herz-Kreislauf-Erkrankungen, leben länger und erkranken seltener an Typ-2-Diabetes. Doch diese Ergebnisse sind umstritten. Außerdem sind sie keinesfalls ein Appell, nach Belieben Alkohol zu trinken. Denn mit zunehmendem Konsum verschwinden laut der Studien etwaige positive Effekte und die negativen gewinnen die Oberhand. 
Rượu và sức khỏe

Rượu là một thức uống được loài người phát hiện từ thời hồng hoang, từ sự lên men tự nhiên của một số trái cây chín và sau đó là các loại đường và tinh bột ngũ cốc. Ngày nay, rượu và bia trở thành một thức uống phổ biến trên thế giới, đặc biệt trong các dịp lễ Tết, các tiệc vui. Nhưng nếu lạm dụng, rượu chẳng những có những tác hại cho sức khỏe của người uống, mà còn có thể đem lại nhiều chuyện đáng buồn cho gia đình và xã hội.
Rượu và sức khoẻ
Trong Y học, đặc biệt là y học dân gian hay y học cổ truyền, rượu đôi khi được xem là một dược phẩm: Rượu thuốc, rượu bổ, cồn dược dụng, cồn thuốc, thuốc rượu, (elixir hay extrait alcoolique), v..v... Theo đông y thì rượu có tác dụng dẫn thuốc. Còn tây y thì xem rượu hay cồn ( tức là rượu cao độ, tính theo hàm lượng ethanol nguyên chất chứa trong một thể tích rượu nhất định) chỉ là một chất sát trùng hoặc dùng như một dung môi giúp hòa tan các dược chất khi ngâm chung với rượu. Nhiều dược chất không tan trong nước nên không thể dùng nước để ly trích (như ta sắc thuốc), nhưng nếu ngâm với rượu thì có thể hòa tan dễ dàng hơn.
Nhưng rượu cũng được xem như là một độc chất nếu dùng quá liều lượng. Khi uống vào, tùy nồng độ và liều lượng, rượu sẽ tác dụng trên rất nhiều cơ quan của cơ thể. Dưới đây chỉ nêu một số tác dụng đặc trưng của rượu:
- Rượu là một chất cho năng lượng, lại được hấp thu nhanh, làm giãn mạch ngoại vi, nên khi mới uống vào ta thấy ấm người, toát mồ hôi, da mặt trở nên hồng hào, … nhưng khi uống nhiều rượu, cơ thể sẽ dễ bị lạnh vì sự mất nhiệt qua da, nhất là khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp. Hơn nữa, năng lượng do rượu mang lại là năng lượng rỗng, nên không có giá trị về mặt dinh dưỡng.
- Rượu làm tăng lưu thông máu đến dạ dày, nên nếu uống với liều nhỏ trước hoặc trong bữa ăn, rượu là một chất kiện vị, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Nhưng nếu dùng rượu có nồng độ cao, hoặc quá nhiều, thì có thể gây sung huyết, dễ dẫn đến loét dạ dày.
Gần đây, một số công trình nghiên cứu cho thấy: nếu uống rượu điều độ, mỗi ngày không quá một đơn vị rượu (= 1đv: xem bảng 1) thì có thể có lợi cho tim mạch, do rượu với lượng nhỏ có tác dụng làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL-c) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL-c) trong máu. Nhưng uống rượu với lượng nhiều hơn thì sẽ có tác dụng không tốt..
Rượu là chất gây hưng phấn?
Từ xưa, nhiều người thường cho rằng rượu là một chất gây hưng phấn, vì sau khi uống một vài chung rượu hay vài ly bia, ta thường cảm thấy dạn dĩ, tự tin, ăn nói hoạt bát hơn ngày thường.
Trên thực tế, với liều nhỏ, hoặc lúc mới uống, rượu có tác dụng gây hưng phấn thần kinh, nhưng theo nhiều nhà nghiên cứu, thì tác dụng này chủ yếu là do rượu làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là làm suy giảm khả năng kiểm soát sự ức chế ở não, khiến cho người uống rượu vào sẽ bớt ngại ngùng, không còn để tâm đến những ràng buộc của xã hội; vì vậy trong giao tiếp hằng ngày, họ cảm thấy dạn dĩ hơn, cởi mở hơn, ăn nói tự do, thoải mái hơn, và dễ có những cử chỉ buông thả hơn. Nhưng cũng chính sự buông thả đó đã làm người uống nhiều rượu sẽ không còn kiểm soát được mình, nên dễ bị cám dỗ bởi những thú vui hấp dẫn khác, kể cả tiếp tục uống thêm bia rượu mà không thể dừng lại đúng lúc.
Nồng độ rượu hay cồn tạo ra những biểu hiện về thần kinh đầu tiên này rất khác biệt, tùy thuộc vào cơ địa, cũng như vào trạng thái tinh thần và thể chất của người uống rượu.
Bảng dưới đây cho thấy các phản ứng cấp thời do rượu gây ra trên người tùy theo lượng tiêu thụ và nồng độ cồn trong máu:
Uống rượu và thói nghiện rượu có hại như thế nào?
Trước đây, bất kỳ hình thức uống rượu nào gây ra tác hại nghiêm trọng đều được gọi là thói nghiện rượu. Thuật ngữ này vẫn còn được sử dụng phổ biến để chỉ tính chất tiêu cực của việc uống rượu dẫn đến sự suy đồi nghiêm trọng về mặt xã hội, nghề nghiệp hay sức khỏe.
Tạp chí phân loại bệnh quốc tế (ICD-10), do Tổ chức Y tế Thế giới xuất bản, sử dụng thuật ngữ “việc sử dụng có hại” để chỉ việc uống rượu tương tự như thói nghiện rượu. Việc sử dụng có hại được mô tả là “việc sử dụng các chất có tác động đến hành vi hủy hoại sức khỏe”. Sự hủy hoại đó có thể là về mặt thể chất (ví dụ như bệnh gan) hay về mặt tinh thần (chẳng hạn như trầm cảm).
“Việc sử dụng có hại” không nhất thiết là kết quả của việc uống rượu hàng ngày. Tác hại của rượu có thể là do “uống say”, chẳng hạn như uống nhiều rượu trong cùng một thời điểm. Điều này có thể dẫn đến các vụ tai nạn giao thông, bạo lực trong gia đình hay luôn nghèo túng, vv. Các trường hợp uống rượu khác chẳng hạn như phụ nữ mang thai uống rượu cũng sẽ được coi là “việc sử dụng có hại” xét về diện rộng.Nghiện rượu
ICD – 1 mô tả thói nghiện rượu là “một loại hiện tượng tâm lý, hành vi và nhận thức trong đó đối với một cá nhân nào đó ưu tiên việc uống rượu hơn rất nhiều so với các hành vi khác mà đã từng có giá trị lớn hơn”. Vì vậy, đặc điểm chính của thói nghiện rượu là mong muốn áp đảo được uống rượu. Nếu một người đã bị đến giai đoạn nghiện rượu này thì phải được chữa trị.
Rượu, Chứng nghiện rượu và Sự nguy hại liên quan đến rượu
Rượu là loại thuốc độc hại gây ra chứng nghiện và khiến cho tâm trạng người sử dụng thay đổi. Nếu rượu được phát minh vào ngày nay, chắc chắn nó sẽ được dán mác “không thích hợp cho con người dùng”.
Chứng nghiện rượu (sự lệ thuộc vào rượu, nghiện rượu) là sự lệ thuộc có tính nghiện vào rượu với những đặc điểm nổi bật như thèm muốn(rất thèm uống rượu), mất khả năng kiểm soát (không thể dừng lại được), phụ thuộc về mặt thể chất và các triệu chứng rút thuốc và chịu được thuốc (không thấy say).
Không dễ dàng giải thích được các nguyên nhân lạm dụng và nghiện rượu. Nó thường được coi như là một “căn bệnh của sự giàu có”. Nó không phổ biến ở người bản địa cho đến khi họ rơi vào vòng thuộc địa. Ngày nay, việc lạm dụng rượu và chứng nghiện rượu là một vấn đề lớn về sức khoẻ đặc biệt là ở phương tây, nhưng ngày càng tăng ở những nước đang phát triển. Chứng nghiện rượu là một vấn đề nguy hiểm đến sự sống mà thường kết thúc bằng cái chết, đặc biệt là bệnh thận hoặc bệnh gan, chảy máu trong, suy yếu não, tự tử hoặc ngộ độc rượu. Tương tự, chứng nghiện rượu là một nhân tố chủ yếu dẫn đến các tai nạn xe cô, bạo lực và hành hung cũng như là nguyên nhân hàng đầu cho các vấn đề về y tế và thần kinh (ví dụ bệnh xơ gan, v.v…).
Chứng nghiện rượu có thể khó khắc phục hơn và gây nguy hiểm hơn sự phụ thuộc vào các loại chất gây nghiện khác. Các triệu chứng về mặt thể chất khi cai rượu được xem như tương đương với các triệu chứng khi cai nghiện heroin.




1 Kommentar:

Kinh nghiệm của Trần Trạc Ghi chép từ năm 2015

besucherzaehler-kostenlos.de ►  Trở về trang chủ   ➽   http://tran-trac.blogspot.de/   ➽   Kinh Nghiem2   ➽  kinhnghiemtrantrac.blogspot.de...